24/12/2024

Giấm là một chất lỏng có vị chua, thành phần gồm 4 đến 7% axit axetic (CH3COOH) và 93 đến 96% là nước, được tạo ra bằng công thức lên men. Giấm với 20% axit axetic được sử dụng cho mục đích nông nghiệp hoặc làm sạch và tránh dùng cho người.

Giấm xuất hiện khá lâu với nhiều hương vị cũng như tên gọi khác nhau tùy vào nguyên liệu để làm ra giấm. Thông thường người ta sẽ lên men rượu với một loại trái cây nào đó để tạo thành giấm táo, giấm chuối, giấm dứa, giấm kiwi,…

Ngày nay, để tiện lợi và tìm mua dễ dàng người sử dụng đã dần chuyển qua dùng giấm công nghiệp được bày bán rộng rãi ở các siêu thị, cửa hàng.

Từ những nghiên cứu, giấm đã được khẳng định có một số lợi ích sức khỏe bao gồm hỗ trợ tiêu hoá, kháng khuẩn, trị gàu và ngứa da đầu,….Có nhiều người khám phá ra những lợi ích của giấm đối với sức khỏe và sử dụng nó như một phương thuốc chữa trị tất cả mọi thứ từ bệnh nhẹ đến các bệnh mãn tính.

Nhưng không có bằng chứng khoa học nào chứng minh cho những tuyên bố về hiệu quả của giấm trong việc điều trị các bệnh mãn tính. Do vậy, hãy tìm kiếm lời khuyên của bác sĩ trước khi sử dụng giấm như một phương thuốc chữa bệnh. Giấm đậm đặc có thể gây hại cho da và miệng của bạn khi tiếp xúc trực tiếp.

Dưới đây là một số lợi ích sức khỏe của giấm và một số ứng dụng hữu ích của nó đối với gia đình bạn:

1. Kiểm soát lượng đường trong máu

Một số nghiên cứu trên người đã phát hiện ra rằng giấm táo điều chỉnh lượng đường trong máu và lượng insulin sau bữa ăn. Tuy nhiên, nó không thể thay thế các loại thuốc thông thường, chỉ thêm giấm như một thành phần của chế độ ăn uống.

2. Kháng khuẩn

Vì đặc tính kháng khuẩn, giấm có thể hữu ích để điều trị các bệnh nhiễm khuẩn như nấm móng tay, mụn cóc và nhiễm trùng tai ở dạng pha loãng. Nó cũng là một phương pháp điều trị tại chỗ khá hiệu quả trong nhiễm trùng và bỏng da.

3. Giảm mùi mồ hôi chân