08/01/2025

Cơ hội đến từ lực đẩy và lực kéo

Trên bản đồ thị trường BĐS Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) những năm gần đây, Cà Mau được xem là vùng đất giàu tiềm năng. Theo các chuyên gia nhận định, cơ hội này đến từ lực kéo, lực đẩy và hạ tầng giao thông phát triển cả ở đường hàng không, đường bộ và đường biển.

Trong đó, lực đẩy đến từ khu vực giáp ranh Đông Nam Bộ, khi mà TP HCM, Bình Dương, Đồng Nai… đều đã đạt đến độ bão hòa về giá, quỹ đất, biên độ sinh lời không còn hấp dẫn, nhà đầu tư có nhu cầu tìm kiếm sang khu vực mới có tiềm năng lớn. Tại ĐBSCL, Cà Mau những năm qua phát triển mạnh mẽ về kinh tế, thu nhập người dân ngày càng cao, các chính sách đẩy mạnh hạ tầng giao thông được chú trọng, nhu cầu của người dân về một ngôi nhà tốt hơn ngày càng cao,… Đây cũng chính là lực kéo đưa BĐS Cà Mau hấp dẫn, thu hút các nguồn lực đầu tư.

Trên mảnh đất “Chín Rồng”, Cà Mau là thành phố lớn thứ 2, là tỉnh thành phát triển kinh tế năng động và có tính hội nhập. Đến nay, bức tranh kinh tế đã có sự khởi sắc khi là địa phương đón nhận hàng loạt công trình đầu tư công. Cụ thể, Cà Mau có một số quy hoạch lớn như: KCN 100ha tại Sông Đốc, dự án Điện gió có công suất 350 MW tại Đầm Dơi, KCN khí điện đạm 1500 MW… BĐS công nghiệp phát triển sẽ kéo theo sự phát triển đô thị, dịch vụ hậu cần tăng theo mạnh mẽ.

Cùng với bức tranh BĐS công nghiệp khởi sắc và quỹ đất đang còn nhiều, Cà Mau còn sở hữu nguồn lao động dồi dào với 1,2 triệu dân. Đây là mẫu hình dân số trẻ, có tỷ suất sinh cao, nhu cầu tách khẩu lớn. Đồng thời, Cà Mau đang đón hơn 20.000 lao động trở về quê hương sau khi dịch bùng phát tại Sài Gòn, Bình Dương,… Điều này tác động không nhỏ tới nhu cầu tìm việc và tìm nhà của người dân.

Thời gian qua, Cà Mau cũng là địa phương có tốc độ tiêm chủng vắc xin ngừa Covid-19 nhanh chóng, sẽ sớm đến lúc “bấm nút” để hoạt động thương mại, du lịch bùng nổ trở lại.

Cú hích lớn từ hạ tầng giao thông

BĐS Cà Mau có bước nhảy vọt vượt bậc phải nói đến yếu tố quan trọng – hạ tầng giao thông thủy, bộ, hàng không đều được đầu tư, phát triển đồng bộ, hiện đại. Khi các công trình hoàn thiện sẽ nâng cao giá trị của BĐS nơi đây.

Đối với các tuyến giao thông trọng điểm ĐBSCL, Cà Mau đều được hưởng lợi, đó là: tuyến cao tốc TPHCM – Trung Lương – Mỹ Thuận – Cần Thơ – Cà Mau (trong đó, tuyến Trung Lương – Mỹ Thuận đã đạt khoảng 85% tiến độ, đường dẫn cầu Mỹ Thuận 2 nối Tiền Giang và Vĩnh Long đã hoàn thành 70% tiến độ); trục cao tốc Bắc – Nam phía Đông là Cần Thơ – Cà Mau sẽ được quy hoạch triển khai trong lộ trình 2021-2025; cao tốc Lộ Tẻ – Rạch Sỏi kết nối Cần Thơ tới Kiên Giang và cầu Cao Lãnh, cầu Vàm Cống đã đi vào hoạt động; các tuyến cao tốc trục ngang như Châu Đốc – Sóc Trăng – Cần Thơ được đầu tư xây dựng mới; tuyến cao tốc Hà Tiên – Rạch Giá – Bạc Liêu cũng được đầu tư trong giai đoạn 2021-2025,…