07/01/2025

Nỗi oan của công nghệ

Mạng Internet, các ứng dụng hỗ trợ giao tiếp từ xa, thậm chí là cả mạng viễn thông, vốn được tạo ra với mục đích mang mọi người đến gần nhau hơn, kết nối mọi người ở hai đầu thành phố, hai đầu đất nước, hay xa hơn là hai đầu trái đất.

Lạ thay, những năm gần đây, người ta bắt đầu nhìn công nghệ như một tác nhân gây ra sự xa cách. Mọi người hẹn nhau cafe, nhưng không nói chuyện mà chăm chú vào điện thoại để “gõ” chuyện với những người khác. Mọi người đi du lịch, nhưng thích xem bình luận ở những tấm ảnh mình chia sẻ trên mạng xã hội hơn là cùng nhau bàn luận về những cảnh đẹp đó, ở ngoài đời. Con người nói “công nghệ tạo ra khoảng cách”.

Công nghệ vẫn mang chức năng tốt đẹp của nó, còn việc công nghệ mang mọi người đi xa nhau hay đến gần nhau, là do cách sử dụng của con người. Đại dịch kéo dài hàng năm trời, khiến mọi người lại thở phào nhẹ nhõm: may mà có công nghệ.

Ứng dụng công nghệ giúp chúng ta giao tiếp, học tập, làm việc… hiệu quả ngay cả khi không thể gặp mặt trực tiếp. Thậm chí, có những công nghệ mới được giới thiệu, đang giúp giải quyết cả bài toán về khoảng cách thu nhập cho những người vốn không chưa coi công nghệ là một phần sâu sắc của cuộc sống, như lao động tự do, tiểu thương, công nhân, hoặc cả những ngành nghề đã đóng băng từ khi Covid lan tràn như giáo viên. Viettel Money, cùng hạt nhân là Mobile Money, là một công nghệ như thế.

Viettel là đơn vị tiên phong “đón sóng”, chuẩn bị cho việc triển khai Viettel Money từ cách đây hơn 10 năm, đặc biệt chính trong 2 năm gần đây khi dịch bệnh phức tạp, đội ngũ đã đẩy mạnh việc nghiên cứu công nghệ, phát triển sản phẩm.

Chỉ cần sở hữu một chiếc điện thoại bất kỳ, không cần kết nối internet, không data, ai cũng có thể sử dụng Viettel Money để trải nghiệm giao thương không tiền mặt. Mọi khoảng cách về vật lý – địa lý, không gian – thời gian bị xóa nhòa; khoảng cách về thu nhập – nỗi lo lớn nhất trong bối cảnh dịch bệnh, cũng phần nào được san lấp khi ai cũng có thể bắt đầu bán hàng.

Bình thường mới, công nghệ mới, cơ hội mới

Quay trở lại thời điểm trước khi có Mobile Money riêng và Viettel Money nói chung, khi mà dịch bệnh đã khiến cho nhiều người bị mất đi công việc hiện tại thì kinh doanh online là một cách giúp phần nào giải quyết vấn đề kinh tế, thế nhưng vẫn có những người gặp khó khăn trong việc làm quen với hình thức này.

Chị Hoa (giáo viên mầm non một trường tư thục trên địa bàn quận Hai Bà Trưng) cho biết: “Dịch bệnh kéo dài từ năm ngoái khiến cho tôi không tạo ra thu nhập vì trường bị đóng cửa. Tôi cũng từng có ý định kinh doanh thử trên mạng nhưng thực tế thì tôi cũng chỉ biết dùng facebook chứ không quen các ứng dụng gọi shipper, cũng không có tài khoản ngân hàng vì trước giờ vẫn được trả lương tiền mặt và dùng tiền mặt trong cuộc sống hàng ngày”.

Điều này cho thấy thực tế rằng dù công nghệ đang hiện hữu xung quanh, không phải ai cũng sẵn sàng để sử dụng, đó là khoảng trống mà Viettel Money đang giải quyết. Hiện tại, không chỉ chị Hoa mà rất nhiều tiểu thương, lao động tự do khác cũng đã chủ động thích ứng với đại dịch và có những cách tạo ra thu nhập cho mình.

Chị Huệ (công nhân nhà máy ở Bình Dương) chia sẻ: “Thật ra chúng tôi bị ảnh hưởng từ cách đây 2 năm rồi, dịch bệnh khiến xuất khẩu đình trệ, không có thêm đơn đặt hàng mới từ nước ngoài. Trước đây tôi chỉ đi làm có 3 buổi một tuần, vẫn cố gắng được; nhưng từ đợt dịch gần nhất thì nhà máy đóng cửa hẳn luôn. Mình vẫn phải tìm cách kiếm sống chứ, nên tôi làm đồ ăn vặt bán online, đặt ship qua Baemin ấy. Từ lúc Viettel Money ra mắt thì lượng đơn của tôi tốt hơn, vì các bạn học sinh đặt nhiều. Trước đó muốn thanh toán trước thì phải có tài khoản ngân hàng mà học sinh thì chưa mở tài khoản được”.