27/12/2024

Khả năng nợ xấu toàn hệ thống sẽ tăng lên trong những tháng cuối năm. Do đó, cần sử dụng “công cụ” dự phòng rủi ro mang tính điều tiết để tăng trưởng hiệu quả và an toàn.

Giữa các thông tin không mấy tích cực của nền kinh tế trong 8 tháng đầu năm 2020 do tác động từ covid-19, ông nhận định ra sao về kết quả hoạt động của các ngân hàng Việt Nam?

TS. Vũ Đình Ánh: Có thể thấy tăng trưởng kinh tế quý I/2020 giảm mạnh, còn 3,82%, do tác động của dịch bệnh và sang quý II/2020 thậm chí còn có 0,36% – mức tăng theo quý thấp nhất kể từ khi công bố chỉ số này đầu năm 2006. Việc GDP quý II/2020 tạo đáy mới trong bối cảnh dịch bệnh còn tiếp tục diễn biến phức tạp, triển vọng tăng trưởng hai quý còn lại cũng như cả năm 2020 vẫn còn nhiều khó khăn.

Điều đáng nói là trong bối cảnh khó khăn của nền kinh tế, ngành ngân hàng đã chứng tỏ vai trò hiệu quả trong việc hỗ trợ nhà nước điều tiết tài chính-tiền tệ toàn diện và phát triển bền vững. Đặc biệt, các ngân hàng đã cung cấp các chương trình tín dụng hỗ trợ người dân, doanh nghiệp bị ảnh hưởng nặng nề bởi dịch Covid-19, tiêu biểu như các gói hỗ trợ lớn từ Vietcombank, Vietinbank hay Techcombank…

Tuy nhiên, với những diễn biến khó lường của nền kinh tế và ảnh hướng bởi đại dịch Covid-19, ngành ngân hàng có thể sẽ gặp phải “cú đá kép”. Khả năng nợ xấu của hệ thống ngân hàng sẽ tăng lên trong những tháng cuối năm, trong lúc các hoạt động vay, cho vay bị giảm và sẽ tiếp tục giảm trong thời gian tới.

Theo quan sát của tôi, ít ngân hàng chấp nhận hy sinh lợi nhuận trước mắt để gia tăng “bộ đệm” dự phòng nợ xấu. Chỉ có một vài ngân hàng như Vietcombank tăng 21% chi phí dự phòng, khiến lợi nhuận trước thuế giảm 3% so với cùng kỳ năm ngoái; MB tăng chi phí dự phòng trong nửa đầu năm lên tới 40%, khiến tăng trưởng lợi nhuận trước thuế chỉ đạt 5%.

Việc tăng tỷ lệ bao phủ nợ xấu càng đảm bảo cho các ngân hàng chống chịu tốt trong “cơn bão nợ xấu” sắp tới, và trường hợp Techcombank là một điển hình. Chi phí dự phòng 6 tháng của nhà băng này tăng đột biến, gấp hơn 5 lần cùng kỳ. Việc Techcombank sử dụng hơn 1.700 tỷ đồng để xử lý rủi ro trong nửa đầu năm nay khiến tỷ lệ nợ xấu đến cuối quý II giảm xuống dưới 1%, riêng nợ nhóm 5 giảm 65% so với cuối năm 2019, còn hơn 900 tỷ đồng.

Điều đáng nói là dù có “bộ đệm vốn dự phòng” lớn, và tỉ lệ CAR luôn duy trì ở mức cao và đạt trên 16% tại thời điểm kết thúc quý 2, song lợi nhuận 6 tháng của Techcombank đạt hơn 6.700 tỷ đồng, tăng 19% so với cùng kỳ năm ngoái. Đây là lý do nhiều tổ chức quốc tế đánh giá, Techcombank là ngân hàng sở hữu chất lượng tài sản và nền tảng vốn mạnh mẽ, khả năng sinh lời ổn định.