25/12/2024

Trên Tạp chí Bệnh tâm thần kinh, giáo sư Chen Yutao, Liu Hongna, và cộng sự đã chia sẻ về một ca cấp cứu về suy thận với thói quen bữa sáng tưởng chừng như vô hại.

Ông Zheng, sống ở Tô Châu, sau khi cảm thấy đau nhức nhối vùng hông chậu, căng tức và đi tiểu khó khăn, gia đình đã đưa đến Bệnh viện Trung ương Tô Châu ngay trong đêm.

Sau khi kiểm tra, axit uric của ông Zheng, lượng protein trong nước tiểu bất thường, huyết áp cao đáng kể và có dấu hiệu của suy thận. Các bác sĩ ngay lập tức sơ cứu, sau nhiều giờ làm việc cật lực, bệnh nhân đã qua cơn nguy kịch. Tuy nhiên nửa tháng sau, tình trạng bệnh nhân đi trầm trọng và cuối cùng qua đời. Sau khi tìm hiểu nguyên nhân, các bác sĩ phát hiện ra: Ông Zheng hầu như ngày nào cũng ăn súp thịt cừu vào bữa sáng. Và đây chính là thủ phạm của căn bệnh suy thận. 

Theo chia sẻ của gia đình bệnh nhân, ông Zheng là chủ một cửa hàng thịt cừu. Trước đó 3 năm khi đi khám sức khỏe, ông cũng axit uric cao, nhưng vì không bị gút nên ông cũng chủ quan và không thay đổi chế độ ăn uống của mình.

Cửa hàng thường bận rộn và ông Zheng thường không thể ra ngoài ăn sáng. Vậy nên ông hầu như ngày nào cũng uống súp thịt cừu cho bữa sáng.

Sau khi tìm hiểu nguyên nhân, bác sĩ thở dài: Có thể gọi bữa sáng kiểu này là “thủ phạm” khiến ông bị suy thận.

Thịt cừu được công nhận là thực phẩm có hàm lượng purin cao nhất, nếu tiêu thụ trong thời gian dài sẽ thúc đẩy quá trình sản xuất axit uric trong cơ thể và tăng gánh nặng chuyển hóa của thận. Ngoài ra, purine rất dễ hòa tan trong nước, và hàm lượng purine trong súp thịt cừu cao hơn nhiều so với trong thịt cừu.