Tầng đất đóng băng vĩnh cửu đang tan dần
Theo nghiên cứu của các nhà khoa học và quan chức Nga, các lớp đất dày (được gọi là băng vĩnh cửu) đang tan chảy là hậu quả của biến đổi khí hậu. Hai phần ba nước Nga nằm trên các tầng băng vĩnh cửu như vậy, bao gồm cả các cơ sở hạ tầng dầu khí. Từ năm 1976, nhiệt độ trung bình ở Nga tăng 0,92 °F (-17,27 °C) mỗi thập kỷ.
Các hầm mỏ và nhà máy bị nứt vỡ do bị ăn mòn, bắt nguồn từ mặt đất đang tan băng. Theo các nhà sinh thái học và các nhà nghiên cứu khác, trong ngành công nghiệp đường ống, thanh nối và máy móc, trước đây được neo vào lớp băng vĩnh cửu, đã bị ăn mòn, xoắn vặn và bị uốn cong khi nền đất bên dưới thay đổi. Các công ty đang đổ hàng triệu USD vào việc gia cố các công trình, theo dõi nhiệt độ đất và lắp đặt hệ thống làm mát công nghệ cao.
Hiện tượng tầng băng vĩnh cửu tan là nguyên nhân gây ra vụ tràn dầu lớn nhất từ trước đến nay ở vùng cực Bắc vào mùa xuân năm 2020. Bể trữ dầu diesel ở khu vực Siberia hẻo lánh đã bị hư hỏng khiến 20.000 tấn nhiên liệu bị tràn ra ngoài.
Sau vụ tràn dầu, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã ban bố tình trạng khẩn cấp toàn quốc. Tổng công tố đã yêu cầu các công tố viên địa phương kiểm tra những cơ sở xây dựng trên băng vĩnh cửu.
Ủy ban Điều tra Nga, cơ quan điều tra chính của nước này, sau đó đã quy trách nhiệm vụ việc cho sự cẩu thả và bảo trì kém. Các quan chức của công ty khai thác Norilsk Nickel điều hành việc lắp đặt, cùng với một số nhà khoa học và các quan chức khác, cho biết lớp băng vĩnh cửu tan đã gây ra sự cố cho các trụ đỡ tầng hầm, nơi đặt bể chứa.
Vladimir Romanovsky, giáo sư địa vật lý tại Đại học Alaska Fairbanks, cho biết: “Trước đây, mọi người đều tin rằng lớp băng vĩnh cửu sẽ ảnh hưởng đến cơ sở hạ tầng vào cuối thế kỷ này. Bây giờ chúng tôi biết mình không còn nhiều thời gian. Dầu mỏ, khí đốt, làng mạc, tất cả đều bị ảnh hưởng”.
Các quan chức kinh tế và nhà khoa học Nga ước tính rằng lớp băng vĩnh cửu tan có thể ảnh hưởng đến 1/5 cơ sở hạ tầng của Nga. Vào tháng 5, một vị bộ trưởng chính phủ cho biết nền kinh tế sẽ mất hơn 68 tỷ USD vào các năm 2050. Chính phủ cho biết 40% các công trình và cơ sở hạ tầng ở các khu vực băng tan đã bị hư hại.
Các công trình và thiết bị cũ kỹ của Nga có từ thời Chiến tranh Lạnh, không giúp ích được cho vấn đề. Tổng thống Putin nói rằng nước Nga cần chuẩn bị cho điều này. Tháng trước, ông đã yêu cầu thiết lập một hệ thống giám sát băng vĩnh cửu quốc gia để phân tích dữ liệu từ 140 trạm.