28/12/2024

Động lực kinh tế một thời đang hụt hơi 

Con số 5 nghìn tỷ USD cao gần gấp đôi so với cuối năm 2016 và lớn hơn cả sản lượng kinh tế Nhật Bản – nền kinh tế lớn thứ 3 thế giới, vào năm ngoái. Thị trường toàn cầu đang chuẩn bị tinh thần cho một làn sóng vỡ nợ có thể xảy ra. Những dấu hiệu cảnh báo đang “loé lên” về khối nợ của 2/5 các nhà phát triển của Trung Quốc sau thời gian đi vay từ các trái chủ quốc tế.

Các nhà lãnh đạo Trung Quốc đang nghiêm khắc hơn trong việc giải quyết các khoản nợ nhằm hạn chế hoạt động đi vay quá nhiều. Tuy nhiên, để thực hiện mục tiêu đó mà không tàn phá thị trường bất động sản, khiến nhiều nhà phát triển sụp đổ và kéo tụt đà tăng trưởng kinh tế, thì đây lại là một trong những thử thách kinh tế lớn nhất đối với họ.

Thời gian gần đây, Evergrande và Fantasia đều đã lỡ hạn thanh toán đối với các khoản trái phiếu trị giá hàng trăm triệu USD. Tuần trước, thị trường trái phiếu rác của châu Á đã hứng chịu làn sóng bán tháo mạnh khi nhà đầu tư hoang mang về rủi ro vỡ nợ.

Tại Trung Quốc, người có nhu cầu mua nhà đang cân nhắc lại, buộc các công ty phải giảm giá để tăng vốn. Điều này có thể khiến đà trượt dốc của họ càng thảm khốc hơn nếu xu hướng trên vẫn tiếp tục. Theo CRIC, tổng doanh số bán hàng trong số 100 nhà phát triển lớn nhất Trung Quốc đã giảm 36% trong tháng 9 so với 1 năm trước.

Các nhà kinh tế nhận định, hầu hết các nhà phát triển Trung Quốc vẫn ở trạng thái tương đối “khoẻ mạnh”. Hơn nữa, Bắc Kinh cũng có đủ tiềm lực và động thái kiểm soát chặt chẽ để không cho “thời khắc Lehman” diễn ra.