08/01/2025

Vì sao Thái Nguyên sáng giá trong mắt nhà đầu tư?

Chỉ cách sân bay Nội Bài 50km, cách trung tâm Hà Nội 70km, Thái Nguyên là thành phố lớn thứ 3 ở miền Bắc chỉ sau Hà Nội và Hải Phòng, sở hữu nhiều lợi thế về giao thông thuận lợi, hạ tầng đồng bộ cùng tốc độ phát triển kinh tế – xã hội mạnh mẽ trong những năm trở lại đây.

Tiền thân của TP. Thái Nguyên là thị xã Thái Nguyên, thủ phủ của Khu tự trị Việt Bắc. Tốc độ tăng trưởng kinh tế của địa phương này thuộc “top” mạnh nhất khu vực miền núi phía Bắc với 15% giai đoạn 2016-2020.

Cùng với sự phát triển của ngành công nghiệp với biệt danh “thành phố thép”, giai đoạn từ 2016 đến nay, TP. Thái Nguyên còn thu hút gần 100 dự án đầu tư có tổng mức đầu tư trên 100.000 tỷ đồng.

“Đất lành chim đậu” – Một loạt những nhà đầu tư lớn như Samsung (tổng mức đầu tư gần 7 tỷ USD), Tập đoàn Masan (tổng mức đầu tư 1 tỷ USD) cùng nhiều dự án khác đưa Thái Nguyên trở thành tỉnh xuất khẩu lớn thứ tư cả nước.

Theo số liệu của Cục thống kê tỉnh Thái Nguyên, tính từ đầu năm đến ngày 15/9/2020, mặc dù ảnh hưởng đại dịch nhưng vẫn có 11 dự án được cấp giấy chứng nhận đầu tư mới với tổng số vốn gần 31 triệu USD chảy vào Thái Nguyên.

Luỹ kế đến tháng 9/2020, Thái Nguyên vẫn là “điểm sáng” trong việc hút vốn FDI với 156 dự án trên toàn tỉnh, vốn đăng ký đạt 8,2 tỷ USD (tương đương 189 nghìn tỷ đồng).

Phát biểu tại buổi khai trương Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh Thái Nguyên vừa diễn ra, ông Vũ Hồng Bắc, Chủ tịch UBND tỉnh khẳng định: “Sự nỗ lực của cả hệ thống đã giúp chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) của tỉnh luôn có thứ hạng cao, đưa Thái Nguyên trở thành một trong những tỉnh, thành phố có chất lượng điều hành tốt nhất, có hiệu quả về cải thiện môi trường thu hút đầu tư.”

Không chỉ nổi tiếng về công nghiệp, hút vốn FDI, Thái Nguyên còn có bản sắc riêng không phải nơi nào cũng có được. Nhắc đến mảnh đất này, người ta nhớ ngay đến tới đặc sản “Chè Thái”. Qua nhiều năm, nơi đây trở thành “vựa chè” nổi tiếng nhất nhì cả nước và được xưng danh xứ “Đệ nhất danh trà”.

Có đặc sản nức tiếng, ngành công nghiệp gang thép phép triển, FDI tăng trưởng mạnh mẽ, thành phố ngày càng “thay da đổi thịt”, mức sống người dân cải thiện nhanh chóng… Chính sự phát triển này đã mau chóng đưa Thái Nguyên trở thành tâm điểm thị trường BĐS phía Bắc.

Ông Nguyễn Văn Đính, Tổng Thư ký Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam nhận định: “Làn sóng dân cư mới đến Thái Nguyên nhờ sự tăng trưởng FDI, đón đầu xu hướng dịch chuyển chuỗi cung ứng toàn cầu sẽ là động lực cho các chủ đầu tư có tiềm lực, uy tín phát triển các mô hình bất động sản mới tại đây.”

Mảnh ghép còn thiếu trong bức tranh đô thị Thái Nguyên

Tập trung vào định hướng chiến lược đưa Thái Nguyên từ xứ “Đệ nhất danh trà” trở thành trung tâm của khu vực miền núi Phía Bắc, thành phố Thái Nguyên đã đẩy mạnh thu hút đầu tư; ưu tiên các dự án phát triển hạ tầng… Cùng với đó là loạt các chính sách thu hút nhà đầu tư vào các dự án khu đô thị lớn theo quy hoạch và định hướng phát triển đô thị của tỉnh.

Thời gian tới, UBND tỉnh tiếp tục chỉ đạo UBND TP. Thái Nguyên xác định công tác quy hoạch kết nối đa chiều, phát triển đô thị thông minh, đền bù giải phóng mặt… Qua đó, khẳng định vai trò đô thị trung tâm của tỉnh và của vùng Trung du miền núi phía Bắc, hướng tới một Thành phố phát triển thông minh và bền vững.

Đặc biệt, việc triển khai Dự án “Chương trình đô thị miền núi phía Bắc TP. Thái Nguyên” và “Phát triển tổng hợp đô thị động lực TP. Thái Nguyên” với tổng số vốn 181 triệu USD là nguồn lực tài chính quan trọng tạo động lực cho nơi này.

Hiện nhiều dự án, khu dân cư, đô thị được hình thành, đáp ứng nhu cầu về nhà ở. Tuy nhiên, thực tế, Thái Nguyên vẫn thiếu số lượng các khu đô thị hiện đại, tiện ích hoàn hảo từ nội – ngoại khu, đáp ứng nhu cầu vui chơi, giải trí của cư dân.

Những dự án có thể đáp ứng được các tiêu chí nêu trên chắc chắn sẽ có sức hút rất lớn. Điều này cũng lý giải vì sao Kosy City Beat Thai Nguyen lại gây sức hút ngay từ khi ra mắt