27/12/2024

Trong đó, ngành chế biến, chế tạo tăng 2,8%, đóng góp 2,6 điểm phần trăm vào mức tăng chung; sản xuất và phân phối điện tăng 5,1%, đóng góp 0,5 điểm phần trăm; cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải tăng 1,2%, đóng góp 0,02 điểm phần trăm; riêng ngành khai khoáng giảm 4,6%, làm giảm 0,7 điểm phần trăm.

Một số sản phẩm công nghiệp chủ lực trong tháng 01/2022 tăng cao so với cùng kỳ năm trước: Alumin tăng 35,7%; thép thanh, thép góc tăng 20,3%; sữa bột tăng 16,2%; phân hỗn hợp NPK tăng 15,6%; bột ngọt tăng 15,4%; thủy hải sản chế biến tăng 13,8%; ô tô tăng 11,7%; vải dệt từ sợi tự nhiên tăng 8,7%. 

Ở chiều ngược lại, một số sản phẩm giảm so với cùng kỳ năm trước: Tivi giảm 33,5%; đường kính giảm 29,4%; khí đốt thiên nhiên dạng khí giảm 11,7%; linh kiện điện thoại giảm 9,3%; dầu mỏ thô khai thác giảm 7,5%; khí hóa lỏng LPG giảm 6,2%; bia giảm 3,6%.

Xét theo địa phương, IIP tháng 1/2022 so với cùng kỳ năm trước tăng ở 52 địa phương và giảm ở 11 địa phương trên cả nước. Đáng chú ý, Kiên Giang là địa phương đứng đầu cả nước về tốc độ phát triển sản xuất ngành công nghiệp tháng 1/2022, với mức tăng IIP đạt 29,7% so với cùng kỳ năm trước.