Điều đó không chỉ thể hiện cho khát vọng, tiềm năng của mỗi cá nhân mà còn là yếu tố quan trọng hàng đầu tạo ra sự hài lòng trong công việc và tăng cường tính gắn bó của người lao động với Doanh nghiệp. Chính vì vậy, “xây dựng lộ trình phát triển nghề nghiệp” luôn được xem là bài toán khó và là “nỗi trăn trở” của nhiều Doanh nghiệp, đặc biệt là trong các tổ chức quy mô lớn.
Nguồn nhân lực – Yếu tố tạo nên sự khác biệt của các Ngân hàng
Nguồn nhân lực luôn được coi là “tài sản” quan trọng nhất của Doanh nghiệp vì những giá trị mà nguồn nhân lực mang lại là rất lớn, không bị giới hạn như các nguồn lực khác vì có khả năng tạo ra hiệu quả khác biệt làm động lực phát triển cho các Ngân hàng như: Định hướng và triển khai xuất sắc chiến lược kinh doanh, quản trị hiệu quả, sáng tạo trong phát triển sản phẩm, dịch vụ tiện ích và đổi mới không ngừng… Hơn thế nữa, sử dụng hiệu quả Nguồn nhân lực còn cho phép các tổ chức tín dụng tiết giảm tối đa các chi phí đầu vào, chi phí quản lý, nâng cao năng suất lao động…, từ đó trực tiếp nâng cao hiệu quả kinh doanh, cũng như hiệu quả của công tác quản trị điều hành của tổ chức.
Xuất phát từ thực tế trên, nhiều Ngân hàng đã và đang tập trung xây dựng, phát triển nguồn nhân lực nội bộ với chiến lược quy hoạch nhân sự dài hạn và lộ trình phát triển nghề nghiệp rõ ràng. Điển hình như tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (MSB), Giám đốc Nhân sự nhà băng này – ông Nguyễn Ngọc Cương chia sẻ: “MSB đặc biệt chú trọng vào công tác xây dựng các chương trình quy hoạch và luân chuyển cán bộ với định hướng phát triển đội ngũ nhân sự tài năng, có tầm nhìn, có khát vọng vươn tầm sự nghiệp cùng Ngân hàng. Tại MSB chúng tôi phát triển nguồn nhân lực dựa trên 03 trụ cột chính là: (1)Đào tạo trọng điểm, (2) Đồng hành và cam kết là đối tác phát triển sự nghiệp của CBNV, (3)Xây dựng văn hóa doanh nghiệp mang bản sắc riêng của MSB”