25/12/2024

Chuyên gia Kinh tế trưởng của ADB, ông Yasuyuki Sawada, nhận định: “Các chính phủ và ngân hàng trung ương trong khu vực đã tiến hành những biện pháp quyết liệt để giảm thiểu tác động của COVID-19 thông qua các gói kích thích tài chính và nới lỏng chính sách tiền tệ. Nhưng cần phải làm nhiều hơn nữa để củng cố sức mạnh của các nền kinh tế và thị trường tài chính khu vực. Trong khi tâm lý đầu tư chung vẫn còn thấp, có những dấu hiệu phục hồi tại một số nền kinh tế khi các biện pháp phong tỏa được nới lỏng một cách chiến lược”.

Khu vực Đông Á mới nổi bao gồm Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (Trung Quốc); Hồng Kông, Trung Quốc; In-đô-nê-xi-a; Hàn Quốc; Ma-lai-xi-a; Phi-líp-pin; Xinh-ga-po; Thái Lan và Việt Nam

Lợi suất trái phiếu chính phủ có xu hướng đi xuống tại hầu hết các thị trường khu vực trong giai đoạn từ ngày 28 tháng 2 tới 29 tháng 5 năm nay, trong khi các thị trường vốn cổ phần ở khu vực Đông Á mới nổi bị thua lỗ và các đồng nội tệ bị mất giá so với đồng đô-la Mỹ.

Những thay đổi về điều kiện tài chính

Đông Á mới nổi

Trái phiếu chính phủ kỳ hạn 2 năm (bps)

Trái phiếu chính phủ kỳ hạn 10 năm (bps)

Phí hoán đổi rủi ro tín dụng 5 năm (bps)

Chỉ số chứng khoán

(%)

Tỷ giá hối đoái

(%)

Trung Quốc

(41)

(4)

4

(1,0)

(2,0)

Hong Kong, Trung Quốc

(48)

(38)

(12,1)

0,5

Indonesia

83

40

64

(12,8)

(2,0)

Hàn Quốc

(37)

4

(7)

2,1

(1,8)

Malaysia

(42)

(2)

27

(0,6)

(3,0)

Philippines

(133)

(116)

15

(14,0)

0,7

Singapore

(103)

(56)

(16,6)

(1,4)

Thái Lan

(25)

9

15

0,2

(0,9)

Việt Nam

(40)

28

111

(2,0)

(0,2)

( ) = số âm, – = không có thông tin, bps = điểm cơ bản, FX = hối đoái. Dữ liệu phản ánh sự thay đổi từ ngày 28 tháng 2 tới ngày 29 tháng 5. (Nguồn: Bloomberg LP và Viện Tài chính quốc tế)

Chênh lệch tín dụng đã mở rộng đối với hầu hết các thị trường ở khu vực khi các nhà đầu tư theo đuổi cách tiếp cận e ngại rủi ro, với tỷ lệ nắm giữ của khối ngoại giảm tại phần lớn các thị trường chứng khoán bằng đồng nội tệ của Đông Á mới nổi.

Rủi ro đối với triển vọng toàn cầu vẫn nghiêng nhiều về phía tiêu cực, chủ yếu là do sự bất ổn gây ra bởi đại dịch COVID-19, bao gồm viễn cảnh về các giai đoạn hoạt động kinh tế cầm chừng kéo dài hơn và những làn sóng bùng phát mới. Các yếu tố rủi ro khác bao gồm căng thẳng thương mại giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ, cũng như sự biến động tài chính do các dòng vốn bị rút khỏi những thị trường mới nổi.

Tổng giá trị trái phiếu bằng đồng nội tệ đang lưu hành trên thị trường Đông Á mới nổi đạt 16,3 nghìn tỷ USD vào cuối tháng 3, tăng 4,2% so với tháng 12 năm 2019 và cao hơn 14% so với tháng 3 năm 2019. Tổng lượng trái phiếu phát hành của khu vực đạt 1,7 nghìn tỷ USD trong quý đầu năm 2020, tăng 19,7% so với quý 4 năm 2019. Tính tới cuối tháng 3 năm 2020, trái phiếu bằng đồng nội tệ đang lưu hành của khu vực Đông Á mới nổi đã tăng lên bằng 87,8% tổng sản phẩm quốc nội của khu vực.

Thị trường trái phiếu bằng đồng nội tệ của Việt Nam cho thấy mức tăng trưởng lành mạnh so với quý trước, lên tới 9,5% trong quý 1 năm 2020 và đạt 57,6 tỷ USD vào cuối tháng 3. Điều này chủ yếu là nhờ tỷ lệ tăng trưởng mạnh mẽ của nhóm trái phiếu chính phủ, với mức tăng 10,5% trong quý 1 năm 2020 so với quý trước, đạt giá trị 53,3 tỷ USD và chiếm 92,6% tổng thị trường trái phiếu quốc gia. Ngược lại, trái phiếu doanh nghiệp giảm 1,7% trong quý đầu năm so với quý trước, đạt 4,2 tỷ USD vào cuối tháng 3, do việc không phát hành cổ phiếu mới trong giai đoạn rà soát.

Tổng giá trị trái phiếu chính phủ đang lưu hành đã tăng lên tới 9,9 nghìn tỷ USD vào cuối tháng 3, trong khi trái phiếu doanh nghiệp đạt 6,4 nghìn tỷ. Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa vẫn là thị trường trái phiếu lớn nhất tại Đông Á mới nổi, chiếm 76,6% tổng lượng trái phiếu tính tới cuối quý 1 năm 2020.