Đồng USD liên tục giảm giá trong những phiên vừa qua, trái ngược với xu hướng đi lên của euro, đô la Australia và đô la New Zealand, do các nhà đầu tư đặt cược vào việc Mỹ sẽ tăng mức kích thích kinh tế và kinh tế Mỹ đang hồi phục chậm chạp hơn nhiều so với các nền kinh tế khác.
Phiên 30/12, đồng USD giảm 0,39% so với rổ tiền tệ, theo đó chỉ số dollar index chỉ còn 89,65 vào cuối phiên, trong phiên có lúc chỉ 89,56, mức thấp nhất kể từ tháng 4/2018. Khối lượng giao dịch ít vì đang kỳ nghỉ Giáng sinh và Năm mới.
Tính chung cả năm 2020, dollar index đã giảm hơn 7%.
Đồng EUR phiên này có lúc đạt 1,231 USD trước khi kết thúc ở mức 1,2292 USD, tăng 0,34% so với phiên liền trước. AUD cũng twang lên 0,7686 USD vào cuối phiên (+0,93%), sau khi có lúc đạt 0,7676 USD; NZD có thời điểm đạt 0,7213 USD trước khi kết thúc ở 0,7200 USD (tăng 0,74%). Đây là những mức cao nhất kể từ tháng 4/2018 đối với cả 3 loại tiền này.
USD phiên đêm qua cũng giảm 0,19% so với USD, xuống 103,23 JPU/USD, không xa mấy so với mức thấp nhất 9 tháng chạm tới hôm 17/12 (102,86 JPY).
Bảng Anh cũng tăng vọt so với USD sua khi các nhà lập pháp nước này thông qua thỏa thuận thương mại hậu Brexit của Thủ tướng Boris Johnson với Liên minh châu Âu. GBP tăng 0,87% lên 1,3618 USD, không xa mấy so với mức cao nhất kể từ tháng 5/2018 là 1,3625 USD đạt được hồi đầu tháng này.
Bitcoin cũng cao kỷ lục so với USD, là 28.917 USD, đưa mức tăng trong năm nay lên 300%. Các nhà đầu tư đang đặt cược rằng triển vọng kinh tế Mỹ sẽ được cải thiện khi vắc xin Covid-19 được triển khai tiêm chủng đại trà và các khoản kích thích tài chính chưa từng có sẽ thúc đẩy kinh tế toàn cầu tăng trưởng, kéo giá tài sản tăng trong năm 2021.
Tuy nhiên, tăng trưởng kinh tế Mỹ dự báo sẽ chậm hơn nhiều so với các nước đồng cấp, và đồng tiền Mỹ cũng đang chịu ảnh hưởng bởi thâm hụt tài chính và tải khoản vãng lai đều gia tăng sau khi Chính phủ tăng cường chi tiêu để ngăn chặn tình trạng hoạt động kinh doanh bị đình đốn do Covid-19.
Dữ liệu hôm 30/12 cho thấy thâm hụt thương mại hàng hóa tháng 12 tăng lên mức cao kỷ lục 84,8 tỷ USD, từ mức 80,3 tỷ USD của tháng 11.
“Việc một số quốc gia bắt đầu chiến dịch tiêm chủng vắc xin Covid-19 và gói kích thích kinh tế mới của Mỹ báo hiệu thị trường tài chính thế giới sẽ tích cực trong thời gian tới. Nhưng điều đó lại gây áp lực lên USD”, Elias Haddad, nhà chiến lược tiền tệ cấp cao của Commonwealth Bank of Australia cho biết.
Sự lạc quan về gói kích thích kinh tế vẫn duy trì mặc dù Lãnh đạo phe đa số của Đảng Cộng Hòa trong Thượng viện Mitch McConnell đã thông báo trì hoãn việc bỏ phiếu về việc tăng chi tiêu cho đối tượng bị ảnh hưởng bởi Covid-19.
Tổng thống đắc cử của Mỹ, ông Joe Biden, dự kiến sẽ thúc đẩy nhiều biện pháp hơn nữa để hỗ trợ nền kinh tế Mỹ sau khi ông nhậm chức vào tháng tới.
Biến động tỷ giá tiền tệ quốc tế