30/12/2024

Trần Ngọc Tú sinh năm 1988 anh là người đam mê nông nghiệp . Hiện tại anh đang làm nông nghiệp chuyên trồng chuối và xuất khẩu sang Trung Quốc.
Anh chia sẻ cây chuối thường chỉ được người dân trồng nhằm tận dụng những diện tích đất trống để phục vụ sinh hoạt trong gia đình, hay làm thức ăn cho gia súc, nên chưa được đầu tư chăm sóc, thâm canh trở thành hàng hóa, đem lại giá trị kinh tế, thu nhập cao cho người dân. 2 năm trở lại đây, từ một số mô hình trồng chuối hàng hóa, có sự liên kết giữa người dân và doanh nghiệp đã đem lại hiệu quả kinh tế cao, giúp giải quyết việc làm cho lao động nông thôn đã cho thấy tiềm năng sản xuất hàng hóa quy mô lớn đối với loại cây này.

Cũng xuất phát từ nhu cầu thu mua chuối xuất khẩu sang Trung Quốc anh Trần Ngọc Tú người dân tại ấp Trung Tâm, xã Thanh Bình, Huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai tận dụng thuê diện tích đất vườn, đồi tạp, đất ven sông của người dân để trồng chuối, những hộ dân có đất cho doanh nghiệp thuê được tuyển vào làm nhân công trồng, chăm sóc chuối, mức thù lao được trả sau khi thu hoạch.

Khi trồng chuối xuất khẩu thì kỹ thuật (sản xuất theo quy trình sạch) và đầu ra (thị trường tiêu thụ) phải đi đôi với nhau. Kỹ thuật tốt mới cho sản phẩm tốt, đạt chất lượng mới có đầu ra, có đầu ra mới dám đầu tư chất lượng. Nếu muốn trồng chuối xuất khẩu giá cao thì phải đạt tiêu chuẩn của từng thị trường đưa ra về chất lượng, bảo quản, đóng gói… “Để chăm sóc vườn chuối, cả anh và nhân công đều phải học hỏi nhiều khâu, từ tỉa lá đến thu hoạch. Từng công đoạn xả nải tại gốc, xếp vô sọt, vận chuyển, đặt vô bồn rửa, tỉa nải, đóng thùng, đóng gói… đều phải học hết”. Điều quan trọng là phải trồng diện tích lớn mới hiệu quả. Trồng để bán cho thị trường xuất khẩu đòi hỏi số lượng lớn, đảm bảo số lượng thì người ta mới ký hợp đồng mua bán với mình… Vườn chuối của anh Trần Ngọc Tú bước đầu mang lại hiệu quả khả quan, vừa giải quyết việc làm cho lao động nhàn rỗi vừa nâng thu nhập cho địa phương, góp phần chuyển đổi cây trồng kém hiệu quả, mở hướng cho nông dân thấy cách làm nông quy mô và hiện đại.

Để được nhập khẩu vào Trung Quốc phải đáp ứng các yêu cầu kiểm nghiệm, kiểm dịch như sau: Không đóng lẫn hoặc chứa các loại trái cây khác không được ghi trong Chứng thư/giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật; trên bao bì đóng gói phải ghi đầy đủ tên trái cây, xuất xứ, mã số vùng trồng, nhà xưởng đóng gói hoặc mã số doanh nghiệp bằng tiếng Trung hoặc tiếng Anh; không có dư lượng thực vật như sâu bệnh kiểm dịch, đất, nhánh cành, lá mà Trung Quốc cấm nhập cảnh; lượng các chất độc hại được phát hiện không được vượt quá các tiêu chuẩn an toàn và sức khỏe có liên quan của Trung Quốc; Việt Nam đã có thỏa thuận, hiệp định với Trung Quốc và phải tuân thủ các yêu cầu liên quan của thỏa thuận.

Chuyên gia nông nghiệp Trần Ngọc Tú nhận định, Trung Quốc là thị trường lớn, và thị trường ấy phù hợp với nền sản xuất của Việt Nam. Tuy nhiên, thị trường Trung Quốc cũng không còn dễ tính như trước đây, họ tăng cường kiểm soát hàng hoá chặt chẽ hơn; quy định của họ cũng ngày càng chặt chẽ hơn, nhất là liên quan đến an toàn vệ sinh thực phẩm.

Mặt khác, Trung Quốc muốn tăng cường nhập khẩu chính ngạch, hạn chế nhập khẩu tiểu ngạch. Do đó, muốn xuất khẩu được hàng hoá thuận lợi sang thị trường Trung Quốc, các doanh nghiệp buộc phải tăng cường xuất khẩu chính ngạch, tập trung làm thương hiệu, nâng cao chất lượng sản phẩm, kết nối doanh nghiệp, người dân để cùng nâng cao giá trị nông sản.