25/12/2024

Chúng ta hiện đang sống trong một thế giới kỹ thuật số, được thúc đẩy bởi các doanh nghiệp và chính phủ trên toàn cầu, và Châu Á – Thái Bình Dương đang sẵn sàng hưởng lợi đáng kể;  nhưng có một nguy cơ thực sự là trong “trận chiến” mới này sẽ tạo ra sự rạn nứt thậm chí còn lớn hơn giữa những người hiểu biết về công nghệ số và những người bị bỏ lại phía sau.

Theo báo cáo của Hiệp hội Viễn thông toàn cầu GSMA, quá trình chuyển đổi số hiện tại của chúng ta có thể khiến khoảng 700 triệu người không được kết nối. Tiếp cận những khu vực xa xôi đầy thử thách này đòi hỏi sự khéo léo, đổi mới và quan trọng hơn là nỗ lực phối hợp của một hệ sinh thái gồm các nhà mạng, nhà cung cấp, chính phủ và ngành.

Với tư cách là nhà cung cấp ICT và là đối tác địa phương để thu hẹp khoảng cách kỹ thuật số, Huawei đang phối hợp giữa công nghệ và trách nhiệm xã hội để thúc đẩy phục hồi kinh tế và phát triển xanh bền vững theo 3 cách cơ bản.

Tăng cường kết nối ICT để thúc đẩy phát triển cân bằng

Kết nối và đám mây là mạch máu của “trận địa” kỹ thuật số. Tuy nhiên, mức độ sẵn sàng kỹ thuật số của khu vực khác nhau rất nhiều. Chỉ số Kết nối Toàn cầu (GCI) năm 2020 của Huawei, nhằm đánh giá mức độ sẵn sàng kỹ thuật số của một nền kinh tế bằng cách xem xét sự kết hợp giữa kết nối và năng lực, cho thấy Ấn Độ, Indonesia và Philippines lần lượt xếp hạng 63, 58 và 59 trong số tất cả các quốc gia, trong khi Singapore  xếp thứ 2. Theo đánh giá từ từ Ookla Speedtest, tháng 10 năm 2020, Philippines và Indonesia có tốc độ băng thông rộng cố định thấp nhất so với Singapore, Hong Kong, Thái Lan dẫn đầu khu vực. Nhìn rộng hơn, mức độ thâm nhập của đám mây trong khu vực chưa đến 20%, vùng phủ sóng di động 4G cao hơn 50% và FBB (dịch vụ thông tin vệ tinh băng thông rộng) chỉ tiếp cận được một phần ba số hộ gia đình.