27/12/2024

Sau đợt điều chỉnh mạnh trước biến động giá théo toàn cầu, nhóm thép trên TTCK phiên hôm nay chứng kiến sự trỗi dậy mạnh mẽ. Không chỉ chiết khấu đủ lớn, những tín hiệu kinh doanh tốt của quý 4/2021 (đã sớm được dự đoán) một lần nữa quay về củng cố niềm tin nhóm này.

Trong báo cáo mới nhất, Chứng khoán Rồng Việt (VDSC) tiếp tục nhấn mạnh cơ hội từ thị trường ngoại cho các doanh nghiệp thép có xuất khẩu Việt. Đặc biệt, lợi thế về chi phí theo VDSC cũng sẽ là điểm nhấn dài hạn (nhiều năm tiếp theo).

Các thị trường Bắc Mỹ đang mang đến những cơ hội hấp dẫn trong ngắn hạn

Chênh lệch giá đã thúc đẩy doanh số bán hàng của các nhà sản xuất Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ trong năm 2021 và xu hướng này có thể sẽ tiếp tục trong nửa đầu năm 2022. Sản lượng xuất khẩu tôn mạ của Việt Nam đã tăng từ mức chỉ 114.000 tấn năm 2020 lên 305.000 tấn trong 10T2021. Tuy nhiên, vẫn còn dư địa để tăng trưởng khi Việt Nam chỉ chiếm 10,9% thị phần.

Ghi nhận, giá HRC tại Bắc Mỹ đang giảm với tốc độ chậm hơn so với Việt Nam. Điều này khiến chênh lệch giá HRC tăng từ 1.020 USD vào đầu tháng 7 lên 1.253 USD/tấn vào đầu tháng 10. Tính đến ngày 11/11, giá tôn mạ kẽm nhúng nóng tại Mỹ ở mức 2.380 USD/tấn, cao hơn đáng kể so với giá tại Việt Nam. Sau khi trừ mức thuế khoảng 320 USD/tấn và chi phí vận chuyển khoảng 250 USD/tấn, vẫn còn cơ hội xuất khẩu lớn với lợi nhuận khoảng 511 USD/tấn dành cho nhà nhập khẩu.

Tuy nhiên, về dài hạn VDSC cho rằng sự chênh lệch về giá HRC có thể giảm dần do nguồn cung tại Mỹ có thể tăng nhờ khả năng sinh lời cao. Như vậy, ước tính rằng chi phí sản xuất thép ở Việt Nam không thấp hơn nhiều so với ở Mỹ, trung bình khoảng 50 USD/tấn trong 10 tháng đầu năm 2021. Do đó, biên lợi nhuận gộp của các doanh nghiệp xuất tại thị trường này có thể trở về mức bình thường.

Chênh lệch giá HRC (USD/tấn)