25/12/2024

Theo số liệu thống kê mới nhất của Bloomberg, các doanh nghiệp Trung Quốc đại lục và Hồng Kông đã huy động được 6,6 tỷ USD thông qua các đợt chào bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng trong năm nay. Đây là giá trị tiền huy động về qua các đợt IPO cao chưa từng có và tăng đến 8 lần so với cùng kỳ năm 2020. Đợt IPO có giá trị lớn nhất là đợt IPO thu về 1,6 tỷ USD của công ty sản xuất xì gà điện tử RLX, sau đó đến đợt huy động 947 triệu USD của công ty phần mềm Tuya.

Đáng chú ý, xu thế doanh nghiệp Trung Quốc niêm yết sàn chứng khoán Mỹ vẫn diễn ra vô cùng sôi động dù rằng căng thẳng Mỹ – Trung Quốc không có nhiều dấu hiệu hạ nhiệt và rủi ro doanh nghiệp Trung Quốc bị hủy niêm yết trên sàn chứng khoán Mỹ không hề giảm đi. Tháng trước, Uỷ ban chứng khoán Mỹ (SEC), công bố sẽ áp dụng quy định kế toán buộc doanh nghiệp Trung Quốc phải chấp thuận cho giới chức quản lý Mỹ tiến hành kiểm toán. Nếu không tuân thủ, doanh nghiệp có thể sẽ bị buộc phải hủy niêm yết khỏi sàn chứng khoán New York và Nasdaq.

Rủi ro với các doanh nghiệp Trung Quốc đại lục nằm ở chỗ doanh nghiệp Trung Quốc trong nhiều năm nay đã từ chối cho phép doanh nghiệp Mỹ xem sổ sách kế toán với lý do bảo vệ an ninh quốc gia.

Trưởng bộ phận cổ phiếu tại công ty luật Hogan Lovells, bà Stephanie Tang, nói: “Họ sẽ thừa nhận đây là rủi ro tiềm tàng, và nếu điều đó xảy ra, họ sẽ cần phải chuẩn bị sẵn sàng cho khoảng thời gian khó khăn. Thế nhưng rủi ro đó không làm giảm đi sức hấp dẫn của sàn Mỹ trong mắt họ, đặc biệt trong khoảng thời gian nửa sau năm hay hoặc năm sau”.

Trong năm 2020, doanh nghiệp Trung Quốc đã huy động gần 15 tỷ USD thông qua các đợt IPO tại Mỹ, mức cao thứ 2 trong lịch sử, chỉ sau năm 2014 khi mà công ty thương mại điện tử Alibaba huy động 25 tỷ USD.