25/12/2024

Hiện nay, lãi suất kỳ hạn ngắn từ 1-6 tháng của các ngân hàng rất thấp, dưới 4%/năm. Trong khi đó, lãi suất trái phiếu doanh nghiệp cao gần gấp 3 lần so với lãi suất ngân hàng nên một số bạn bè tôi có tiền gửi tiết kiệm ở ngân hàng đã rút ra để đầu tư vào trái phiếu.

Họ bảo với tôi rằng, lãi suất ngân hàng quá thấp. Nếu gửi 500 triệu đồng vào ngân hàng với lãi suất 5%/năm thì mỗi tháng chỉ nhận được khoảng hơn 2 triệu tiền lãi. Mức lãi này chẳng đáng bao nhiêu, coi như nhờ ngân hàng giữ tiền không mất phí. Còn một số ngân hàng có mức lãi suất tiền gửi trên 8%/năm thì số tiền gửi phải lớn, từ 500 tỷ đồng trở lên mới được hưởng lãi suất như trên.

Còn nếu gửi vào trái phiếu doanh nghiệp hiện nay với mức lãi suất cao gần gấp 3 lần so với lãi suất ngân hàng, lợi tức thu được từ trái phiếu doanh nghiệp cao hơn rất nhiều so với tiền gửi ngân hàng, quan trọng là vẫn bảo đảm an toàn.

Theo tìm hiểu tôi được biết, hiện lãi suất trái phiếu của các doanh nghiệp đưa ra bình quân dao động từ 10,1% – 11,2%/năm với kỳ hạn tăng dần từ 12 tháng đến 5 năm. Còn lãi suất trái phiếu trên thị trường thứ cấp dao động từ 7,5-10,5%/năm. So với lãi suất ngân hàng thì lợi nhuận thu được từ trái phiếu cao hơn nhiều.

Sau khi tìm hiểu kỹ tôi quyết định sẽ gửi 300 triệu đồng tiền mặt vào trái phiếu thay vì gửi ngân hàng. Tuy nhiên tôi vẫn phân vân về việc bảo đảm an toàn giữa gửi tiền vào ngân hàng và trái phiếu, không biết cái nào an toàn hơn?

Tất nhiên, lợi nhuận cao hơn thì rủi ro cũng tỷ lệ thuận.

Một ngân hàng TMCP thông báo mời mua trái phiếu doanh nghiệp có kèm câu này “trong trường hợp xảy ra sự kiện vi phạm của tổ chức phát hành, khoản đầu tư có thể không được bảo toàn vốn gốc”.

Về vấn đề này, một chuyên gia tài chính phân tích, hiện nay, thị trường trái phiếu được nhiều nhà đầu tư lựa chọn bởi mức lãi suất của trái phiếu khá cao, gần gấp 3 lần so với tiền gửi ngân hàng.

Lãi suất tiết kiệm liên tục giảm từ đầu năm, trái phiếu ngân hàng kỳ hạn dài hơn đồng thời lãi suất cũng cao hơn, bên cạnh đó trái phiếu doanh nghiệp cũng có lợi tức cao hơn lãi tiết kiệm.

Lợi tức trái phiếu doanh nghiệp cao hơn từ 0,8-1,7%/năm so với lãi suất tiền gửi ngân hàng cạnh tranh nhất.

Tuy nhiên, theo vị chuyên gia này, nếu đầu tư vào trái phiếu, nhà đầu tư cũng có thể đối mặt rủi ro, đó là doanh nghiệp mất khả năng thanh toán.

Do đó, vị chuyên gia khuyên, trước khi đầu tư vào trái phiếu, nhà đầu tư cần tìm hiểu kỹ và đầy đủ thông tin về doanh nghiệp đó.

Nếu chỉ vì thấy lãi suất trái phiếu cao nhưng chưa nắm kỹ về năng lực và tiềm năng của doanh nghiệp thì không nên đầu tư vào. Trong trường hợp đầu tư vào, nếu doanh nghiệp phát hành khó khăn thì nhà đầu tư có khả năng không thu hồi được khoản tiền đầu tư.