25/12/2024

Tại Tọa đàm “Đầu tư bất động sản hậu COVID-19: Dẫn dắt dòng tiền” vào cuối năm 2020, một chuyên gia của Savills cho rằng phân khúc BĐS bán lẻ và nghỉ dưỡng chịu nhiều ảnh hưởng nhất từ Covid-19. Tuy nhiên, BĐS phục vụ mô hình nghỉ dưỡng kết hợp du lịch, giải trí và chăm sóc sức khỏe tại chỗ được kỳ vọng hồi phục mạnh mẽ nhất hậu Covid-19. Sớm nắm bắt được chu kỳ đó, thị trường đang ghi nhận nhiều nhà đầu tư Việt kiều lựa chọn phân khúc này thay vì quay lưng lại theo số đông.

Trên thực tế, quyết định “xuống tiền” của họ không chỉ dựa vào sự biến thiên trên mà còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác đòi hỏi sự nhanh nhạy, thực tế và có tầm nhìn.

Giá BĐS nghỉ dưỡng ở Việt Nam bằng 1/10 thế giới

Theo ông Nguyễn Văn Đính – Phó Chủ tịch Hiệp hội BĐS Việt Nam, mặc dù cao hơn giá BĐS nhà ở nhưng hiện nay giá BĐS nghỉ dưỡng ở Việt Nam vẫn rẻ hơn thế giới từ 8-10 lần. Vì vậy dư địa tăng trưởng giá cho các sản phẩm này vẫn còn .

Bên cạnh đó, làn sóng dịch chuyển nhà máy khỏi Trung Quốc thời gian qua và nỗ lực của Chính phủ trong việc kiểm soát dịch bệnh, tạo điều kiện để Việt kiều đầu tư trong nước… đều là những tín hiệu tốt để thị trường BĐS nghỉ dưỡng thành đích ngắm của các kiều bào và người nước ngoài sinh sống tại Việt Nam.

Tiềm năng phát triển du lịch hấp dẫn

Theo chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, mục tiêu đến năm 2025 sẽ trở thành điểm đến hấp dẫn, phấn đấu thuộc nhóm ba quốc gia dẫn đầu về phát triển du lịch khu vực Đông Nam Á và 50 quốc gia có năng lực cạnh tranh du lịch hàng đầu thế giới, đón ít nhất 35 triệu lượt khách quốc tế và 120 triệu lượt khách nội địa, duy trì tốc độ tăng trưởng bình quân tương ứng từ 12-14% và 6-7%. Mục tiêu đến năm 2030, du lịch thực sự là ngành kinh tế mũi nhọn và phát triển bền vững, trở thành điểm đến đặc biệt hấp dẫn, thuộc nhóm 30 quốc gia có năng lực canh tranh du lịch hàng đầu thế giới.