25/12/2024

Phạm Quỳnh Anh Tuấn, sinh ngày 08/06/1984. Ông sinh ra và lớn lên tại Sài Gòn trong một gia đình trung lưu học thức. Không chủ quan về xuất phát điểm, ông chọn cách tập trung học tập và rèn luyện bản thân. Kết quả sau khi tốt nghiệp cấp 3, ông đã thi đậu vào 2 trường đại học danh tiếng của TPHCM lúc bấy giờ: Trường đại học Sư Phạm và Đại học Kinh Tế Thành phố HCM.

Là một trong những sinh viên ưu tú, ông tốt nghiệp loại giỏi và bắt đầu sự nghiệp của mình. Mới ra trường, ông hoạt động trong môi trường giáo dục được 10 năm. Song song đó, ông cũng phát triển kinh doanh riêng đến năm 2014 thì ông chính thức rẽ hẳn sang kinh doanh, dành hết thời gian và tâm huyết cho sự nghiệp của mình.

Ông hiện đang đầu tư kinh doanh đa lĩnh vực, đa ngành nghề như Bất Động Sản, Y tế, Giáo Dục, logistics, Thương mại điện tử đến xử lý môi trường. Kinh doanh đa ngành đóng góp khá lớn vào kết quả cũng như hiệu quả kinh doanh của các tập đoàn kinh tế. Đó là làm giảm thiểu rủi ro cho doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp phát huy tốt nguồn lực, huy động được nguồn vốn xã hội, bước đầu mang lại hiệu quả, và góp phần phát triển thị trường.

Đa dạng hóa là một chiến lược kinh doanh có nhiều ưu thế, mặc dù cũng đi kèm với một số chi phí. Các công ty chọn đa dạng hóa có khả năng vượt qua thời kỳ kinh tế bất ổn hơn nhờ tính linh hoạt. Điều này cho phép một công ty đa ngành kiếm tiền với một số chi nhánh để duy trì các chi nhánh khác trong khi họ đang gặp khó khăn hoặc đang phát triển.

Theo ông Phạm Quỳnh Anh Tuấn “Năng lực cốt lõi chính là gốc rễ của việc phát triển kinh doanh. Đặc biệt đối với những doanh nghiệp kinh doanh đa ngành. Để phát triển thành công chiến lược đa ngành đòi hỏi sự nỗ lực không ngừng để cải thiện khả năng và phân bổ chiến lược kinh doanh chức năng theo hệ thống cấu trúc chiến lược kinh doanh tổng thể. Đó cũng chính là bản đồ xây dựng năng lực cốt lõi của doanh nghiệp trong tương lai. Để từ đó, mọi chiến lược kinh doanh theo từng cấp độ đều được hình thành dựa trên năng lực cốt lõi, chứ không vì xu hướng thị trường mà dồn tất cả tâm lực vào cuộc cạnh tranh trong sự bị động và đứng trước nguy cơ bị bào mòn năng lực cốt lõi vào bất cứ lúc nào.”