Có nhiều ước tính về giá trị của khoản tiền bị rút ra khỏi thị trường chứng khoán và các nhà phân tích của JPMorgan cho biết nếu cổ phiếu rớt giá, đó sẽ là cơ hội mua vào. Tuy nhiên, nhóm phân tích khác lại cho rằng cơ hội mua vào đó lại ít có khả năng xảy ra, bởi họ nhận thấy biến động sẽ diễn ra vào cuối tháng và thời điểm cuối của quý trên thị trường phái sinh. Ngoài ra, các nhà đầu cũng có thể thay đổi tỷ lệ nắm giữ cổ phiếu.
Dan Deming – giám đốc điều hành của KKM Financial, nhận định: “Giai đoạn cuối của quý này sẽ khá thú vị, bởi thị trường đã biến động đáng kể trong quý này. Có thể sẽ có biến động mạnh, chúng tôi đã chứng kiến điều đó và sẽ có khả năng diễn ra nhiều hơn nữa khi chúng ta hướng đến cuối quý II.”
Các chiến lược gia trái phiếu đặc biệt chú ý đến thời điểm cuối tháng này, khi thị trường trái phiếu có thể trải qua sự thay đổi khi các quỹ hưu trí, các quỹ khác và nhà đầu tư điều chỉnh danh mục đầu tư để phân bổ lại tài sản. Sự thay đổi ở cuối quý này sẽ là một sự kiện lớn và các quỹ hưu trí có thể thể sẽ đổ khoảng 35 tỷ USD đến 76 tỷ USD vào thị trường trái phiếu.
Michael Schumacher – giám đốc chiến lược về lãi suất tại Wells Fargo, cho biết: “Chúng tôi ước tính các doanh nghiệp hưu trí của Mỹ sẽ chuyển khoảng 35 tỷ USD vào thị trường trái phiếu.” Ông nói thêm rằng đây sẽ là dòng tiền có giá trị lớn nhất trong 6 năm ông theo dõi về hoạt động tái cân bằng danh mục đầu tư.
Schumacher cho hay: “Lý do ở đây khá rõ ràng. Bạn đã trải qua đợt tăng giá mạnh mẽ của thị trường chứng khoán và trái phiếu lại chưa chứng kiến diễn biến như vậy.” Ước tính của ông dựa trên giả định rằng khoảng 20% giá trị tiền mặt đang được phân bổ thiếu cân bằng sẽ được giao dịch vào cuối tháng.
Tuy nhiên, các nhà phân tích của JPMorgan lại nhận thấy sự dịch chuyển của dòng tiền cân bằng ra khỏi thị trường chứng khoán trị giá 65 tỷ USD đến từ các quỹ hưu trí cua Mỹ. Nhưng trên toàn cầu, nhóm này lại cho biết có thể có tới 170 tỷ USD đang “chảy ra” từ thị trường chứng khoán, khi các quỹ hưu trí của Mỹ, quỹ tương hỗ và những định chế toàn cầu khác như Norway’s Norges Bank – quản lý các quỹ nhà nước, đang cân nhắc lên kế hoạch.
Trong khi đó, Goldman Sachs cho biết các quỹ hưu trí đã bán 76 tỷ USD cổ phiếu. Các chiến lược gia của ngân hàng này viết trong báo cáo: “Dù chúng tôi nhận thấy có đợt điều chỉnh nhỏ xảy ra trên thị trường chứng khoán trong 2 tuần tới, do sự dịch chuyển của dòng tiền cân bằng ra khỏi thị trường chứng khoán, nhưng chúng tôi vẫn cho rằng thị trường vẫn tăng giá mạnh và bất kỳ sự sụt giảm nào sẽ là cơ hội mua vào.”
Schumacher cho biết sau khi thị trường chứng khoán tăng giá, đợt rút tiền của các quỹ hưu trí có thể sẽ tập trung vào các cổ phiếu có vốn hóa lớn nhất TTCK Mỹ, tiếp theo là các cổ phiếu vốn hóa nhỏ và quốc tế. Ông nói rằng, nếu lãi suất kho bạc 10 năm quay trở lại mức cao nhất của tháng 6 là gần 0,96%, và nếu TTCK theo đó cũng tăng giá, thì có khả năng 50 tỷ USD có thể sẽ chuyển từ TTCK sang thị trường trái phiếu.
Theo Schumacher, các quỹ hưu trí có thể đem về lợi nhuận 10% trong quý này. Ông nói thêm rằng đà tăng của TTCK đã giúp các quỹ này cải thiện khả năng tạo lợi nhuận thêm khoảng 0,6% điểm phần trăm, lên gần 85%.
Tham khảo CNBC