25/12/2024

Chỉ số kinh tế là gì?

Chỉ số kinh tế (Economic indicator) là một phần của dữ liệu kinh tế, thường có quy mô kinh tế vĩ mô, được các nhà phân tích sử dụng để giải thích các khả năng đầu tư hiện tại hoặc trong tương lai. Đồng thời, chỉ số kinh tế cũng được dùng trong việc đánh giá sức khỏe tổng thể của một nền kinh tế.

Nền kinh tế, về cơ bản cũng giống như một cơ thể sống. Tại bất kỳ thời điểm nào, cũng có hàng tỷ tế bào đang chuyển động – một số thì tự vận động, một số khác thì phản ứng với các tác nhân bên ngoài. Điều đó khiến cho việc dự đoán biến động của nền kinh tế trở nên vô cùng khó khăn. Vì mỗi dự báo lại liên quan đến một lượng lớn các giả định.

Nhưng với sự trợ giúp của một loạt các chỉ số kinh tế, các nhà đầu tư có thể hiểu rõ hơn về các bối cảnh, mô hình kinh tế khác nhau. 

Vì sao lạm phát và các chỉ số liên quan đến nó lại quan trọng?

Nhiều nhà đầu tư, đặc biệt là nhà đầu chứng khoán, nên quan tâm đến lạm phát. Lạm phát hiện tại, và lạm phát có thể xảy ra trong tương lai đều rất quan trọng trong việc xác định lãi suất hiện hành và chiến lược đầu tư. 

Có một số chỉ số cũng quan trọng liên quan đến áp lực lạm phát. Đáng chú ý nhất trong nhóm này là Chỉ số giá sản xuất (PPI) và Chỉ số giá tiêu dùng (CPI). Nhiều nhà đầu tư thường sử dụng PPI để thử dự đoán CPI sắp tới.

Có một mối quan hệ đã được chứng minh là có ý nghĩa thống kê giữa hai yếu tố này. Lý thuyết kinh tế cho rằng, nếu người sản xuất hàng hóa bị buộc phải trả nhiều tiền hơn trong sản xuất, thì một phần giá tăng sẽ được chuyển cho người tiêu dùng. 

Các chỉ số liên quan đến lạm phát quan trọng khác bao gồm mức độ và tốc độ tăng trưởng của cung tiền, và Chỉ số chi phí việc làm (ECI).