24/12/2024

Với gần 1000 trang bản dự thảo Quy hoạch điện VIII lần thứ 3 (QHĐVIII) khá chi tiết đầy đủ của kịch bản tăng trưởng nguồn phát điện cũng như lưới điện phục vụ cho nền kinh tế đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2045. Tuy nhiên, khi đọc toàn bộ chương XIV chỉ có 10 trang về huy động nguồn vốn đầu tư để thực hiện được QHĐVIII thì chúng ta không khỏi giật mình về tính sơ sài, thậm chí nghi ngờ tính khả thi của QHĐVIII khi không huy động được vốn để thực hiện, bởi lẽ, quy hoạch chỉ có thể thành hiện thực khi có tiền để đầu tư.

Nhiều câu hỏi đặt ra còn đang bỏ ngỏ: Nguồn vốn huy động từ đâu? Thành phần kinh tế nào? Trong nước, ngoài nước? Chủ trương xã hội hội hóa nguồn vốn phát triển năng lượng nói chung và điện nói riêng đã cụ thể hóa được định hướng chỉ đạo tại NQ 55/BCT của Bộ chính trị chưa? Các chính sách quan trọng như tài khóa xanh, tín dụng xanh được sử dụng ra sao thúc đẩy phát triển nguồn năng lượng tái tạo (NLTT)… được sử dụng thế nào? Bài viết này mong muốn giải đáp phần nào những câu hỏi nêu trên.

Tóm tắt chương XIV, QHĐVIII – Chương trình đầu tư phát triển điện lực quốc gia

Trong 10 trang của chương này đề cập vào đến 4 nội dung cơ bản: (1) cơ sở tính toán nguồn vốn đầu tư; (2) Tổng số vốn đầu tư cho cả giải đoạn 2021-2045 & phân kỳ cho từng giai đoạn; (3) Phân bổ nguồn vốn đầu tư cho danh mục các loại nguồn phát điện & cơ cấu nguồn vốn cho đường dây chuyển tải hay cơ sở phát điện; (4) phần giải pháp huy động nguồn vốn đầu tư từ EVN hay thành phần kinh tế khác.