10/01/2025

Trong bối cảnh kinh tế đang dần mở cửa để phục hồi sau dịch, mức đầu tư từ các doanh nghiệp ngoại trong năm 2022 được dự kiến sôi nổi hơn bao giờ hết. Với nhà máy có mức đầu tư 250 triệu USD vừa đi vào hoạt động giữa giai đoạn chống dịch tại Việt Nam, Tập đoàn Hayat cho biết định hướng tập trung vào nhóm cha mẹ hiện đại từ 25 – 40 tuổi và sản phẩm “Made in Vietnam” chủ chốt đưa nhà máy Hayat tại Việt Nam trở thành trung tâm sản xuất của toàn khu vực ASEAN.

Thị trường tã trẻ em toàn cầu dự báo sẽ đạt tốc độ tăng trưởng kép hàng năm trên 5% trong giai đoạn 2021–2030. Kèm theo đó, nhu cầu và nhận thức tiêu dùng ngày một thay đổi từ nhóm phụ huynh hiện đại trong độ tuổi từ 25 đến 40 đòi hỏi các nhà sản xuất tại Đông Nam Á phải nhạy bén thay đổi để bắt kịp xu hướng tiêu dùng mới và tránh bị đào thải trong ngành hàng tã trẻ em.

Ngành sản xuất “đẻ trứng vàng” của khu vực Đông Nam Á

Với tỉ lệ dân số cao và tốc độ đô thị hóa nhanh, có 90-95% các gia đình thành thị sẽ có xu hướng lựa chọn các loại tã sử dụng một lần. Ước tính trong một năm đầu đời, một trẻ sơ sinh có thể sử dụng tới 4.000 chiếc tã và tã bỉm gần như là sản phẩm đầu tiên các gia đình sử dụng ngay khi con vừa chào đời.

Nhìn ở bức tranh toàn cầu, thị trường tã trẻ em được dự báo sẽ đạt tốc độ tăng trưởng kép hàng năm trên 5% trong giai đoạn từ năm 2021 đến năm 2030. Trong đó, ngành hàng tã bỉm tại khu vực Châu Á Thái Bình Dương sẽ đạt tốc độ tăng trưởng kép ở mức 6,7% tính đến năm 2027 và trong vòng 50 năm tới, 90% lượng gia tăng dân số toàn cầu sẽ đến từ các nước châu Á. Cụ thể hơn nữa, cứ hai trẻ dưới 4 tuổi thì có một trẻ sống ở các nước Đông Nam Á và Ấn Độ, mở ra cơ hội kinh doanh dồi dào cho ngành công nghiệp tã bỉm. Nếu không kịp thời có chiến lược sản phẩm mới để tận dụng đà tăng trưởng của ngành và chinh phục người tiêu dùng, các nhà sản xuất tã sẽ mất đi lợi thế cạnh tranh của mình.

Các bà mẹ bỉm sữa ngày càng hiện đại và khó tính

Các bậc cha mẹ trong thời gian này thuộc thế hệ hiện đại, ở độ tuổi từ 25 đến 40, là những người am hiểu công nghệ, chủ động tiếp nhận và kiểm chứng thông tin. Khi sức mua ngày càng lớn và cha mẹ càng tỉ mỉ trong việc đánh giá thông tin từ thương hiệu, các nhà sản xuất cần nhạy bén hơn để nắm bắt nhu cầu mới của họ và đưa ra chiến lược sản phẩm thích hợp với thị trường.

Là tập đoàn ngành hàng tiêu dùng nhanh (FMCG) lớn tại Thổ Nhĩ Kỳ và là nhà sản xuất tã bỉm lớn thứ năm thế giới, Hayat đã thực hiện các cuộc khảo sát và nghiên cứu tại Việt Nam trong hơn 4 năm qua trước khi chính thức gia nhập thị trường Việt Nam vào tháng 10 vừa qua. Qua khảo sát, việc mua sắm và lựa chọn các sản phẩm chăm sóc trẻ em của cha mẹ hiện đại ngày càng định hình rõ nét và chịu ảnh hưởng của những yếu tố “tự nhiên”.

Điều này cũng trùng khớp với xu hướng chung trên toàn cầu bởi theo báo cáo “Global Consumer Trends Survey” của Euromonitor, có tới 36% cha mẹ dưới 30 tuổi mong muốn tìm thấy cụm từ “100% hữu cơ” khi mua các sản phẩm cho con, con số này ở phụ huynh trên 30 tuổi chiếm 20%. Bên cạnh các chức năng cơ bản như “thấm hút tốt”, “khô thoáng”, “mềm mại”, bà mẹ Việt cũng tìm kiếm các loại tã có chức năng nâng cao và mong ước như có “thành phần từ thiên nhiên, bông Organic”, “diệt khuẩn”.

Tuy nhiên, theo một cuộc khảo sát khác từ Phong cách sống của Euromonitor tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương, cứ 10 người tiêu dùng thì chỉ có 3 người sẵn sàng chi trả nhiều hơn để mua các sản phẩm trẻ em có chất lượng cao hơn.

Tại Việt Nam, từ cuộc khảo sát dành riêng cho các bà mẹ tại Việt Nam mà Molfix đã thực hiện cho thấy các sản phẩm chăm sóc trẻ em có đầy đủ chức năng cơ bản và nâng cao mà phụ huynh mong muốn, đồng thời chứa các thành phần tự nhiên thường “đắt đỏ” đối với nhiều gia đình. Do đó, các doanh nghiệp sản xuất muốn tiếp cận người dùng hiện đại cần điều chỉnh và áp dụng chiến lược giá phù hợp với nhóm khách hàng phổ thông, đồng thời giải tỏa gánh nặng tài chính cho phụ huynh muốn dành sự chăm sóc tốt nhất cho con.

3 bước đệm tiếp cận người tiêu dùng hiện đại