Có nên mua nhà trong năm 2021? Đây là câu hỏi mà các chuyên gia tư vấn quản lý tài sản tại Việt Nam cũng như trên thế giới nhận được nhiều nhất từ năm trước đến nay.
Kỷ nguyên tiền rẻ
Từ cuối năm, các nhà đầu tư đã chứng kiến những cơn sốt “nóng rẫy” trên thị trường hàng hóa, bất động sản và tài chính, đi cùng một thuật ngữ được nhắc đến rất nhiều: Kỷ nguyên tiền rẻ. Trong bối cảnh đại dịch Covid-19, những người cầm tiền nhàn rỗi sẽ cảm thấy nó ngày càng mất giá. Và khôn ngoan hơn, họ cần phải đầu tư vào một loại tài sản nào đó.
Chính vì thế, bất động sản tiếp tục là một trong những kênh thu hút dòng tiền tốt nhất ở thời điểm này. Lãi suất thấp cũng giúp cho người mua có thể dễ dàng sử dụng nguồn vốn vay từ ngân hàng mà không bị áp lực lớn về tài chính.
Có thể thấy tại nhiều quốc gia trên toàn thế giới, cơn sốt mua nhà đã và đang xảy ra ngày càng mạnh, đẩy giá nhà tăng lên rất nhanh. Các chuyên gia khẳng định, xu hướng tại Việt Nam cũng không nằm ngoài quy luật.
Giá vật liệu xây dựng tăng mạnh gây áp lực lên giá nhà trong tương lai
Tại Việt Nam, các ngân hàng đã rục rịch tăng lãi suất gửi tiết kiệm nhưng con số vẫn chưa đủ hấp dẫn. Ở kỳ hạn 36 tháng, lãi suất gửi tiết kiệm chỉ 6,6%/năm, kỳ hạn 24 tháng trên dưới 6,5%/năm và kỳ hạn 12 tháng chỉ dưới 6%. Với mức tăng trưởng chỉ số giá tiêu dùng CPI 5 tháng đầu năm là 1,29% – thấp nhất 5 năm trở lại đây thì khả năng để lãi suất ngân hàng tăng trong ngắn hạn và trung hạn là rất thấp.
Trong khi đó, tính từ đầu năm đến nay, giá thép xây dựng đã tăng trên dưới 45%. Theo chia sẻ từ các doanh nghiệp xây dựng, chi phí mua thép thường chiếm khoảng 28% chi phí xây dựng căn hộ chung cư và 35% chi phí xây dựng nhà liền kề. Không chỉ thép, giá nhiều nguyên vật liệu khác… cũng chung một đường đi lên.
Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến lợi nhuận của các doanh nghiệp xây dựng và chủ đầu tư, dẫn đến việc có khả năng họ tăng giá bán nhà ở.
Lãnh đạo một công ty xây dựng nhấn mạnh, với việc tăng giá nguyên vật liệu xây dựng như vừa qua, trong các tháng và các năm tiếp theo, chắc chắn giá nhà sẽ cao hơn.
Dòng tiền kiều hối trực chờ
Năm 2020, Việt Nam tiếp tục nằm trong 10 quốc gia nhận kiều hối lớn nhất thế giới. Có một điều thú vị trong tâm lý người Việt Nam cũng như các kiều bào là “sở thích” với bất động sản.
Kỷ nguyên tiền rẻ và chính sách kích thích kinh tế của Chính phủ các nước giúp cho những người Việt Nam ở nước ngoài – trải qua một năm không du lịch, giải trí, mua sắm gì, đang nắm giữ lượng tiền mặt đáng kể. Dòng tiền này đã đổ về Việt Nam, trực chờ săn mua bất động sản ngay khi việc đi lại giữa Việt Nam và quốc tế không còn bị cản trở bởi Covid-19.
Trong luồng tâm lý muốn tìm loại bất động sản kết hợp giữa đầu tư và nghỉ dưỡng sau những áp lực từ đại dịch, nhiều kiều bào thể hiện sự quan tâm đến sản phẩm bất động sản nghỉ dưỡng.
Thời điểm mua tốt khi các chủ đầu tư đưa ra chính sách hấp dẫn để kích cầu