24/12/2024

Chỉ trong nửa đầu năm 2021, tổng số thiệt hại liên quan tới các vụ lừa đảo giao dịch điện tử tại Singapore lên tới hơn 102 triệu USD. Riêng các vụ gian lận giao dịch ngân hàng đã tăng gấp 20 lần, từ 34 vụ tới 898 vụ, so với cùng kỳ năm ngoái, với thiệt hại đến 3,6 triệu USD, so với chỉ có 93 nghìn USD năm 2020.

Straits Times đã có một cuộc trao đổi với luật sư Steven Lam, Công ty Luật Templars, cùng các đại diện ngân hàng, lực lượng cảnh sát, Tổ chức Tiền tệ Singapore (MAS) và Hiệp hội Các Ngân hàng ở Singapore, để tìm hiểu về trách nhiệm ràng buộc cũng như nghĩa vụ nợ phải trả thuộc về ai trong các vụ gian lận lừa đảo giao dịch ngân hàng.

Trách nhiệm ngăn chặn phải từ cả khách hàng lẫn ngân hàng

Tôi nhận được cuộc điện thoại từ một đối tượng tự xưng là nhân viên nhà mạng và đề nghị giúp tôi giải quyết lỗi Internet. Đối tượng này lừa đảo khiến tôi cấp quyền truy cập vào máy tính xách tay và tài khoản ngân hàng. Khi tôi nhận ra điều bất ổn, tôi đã lập tức báo cáo sự việc cho ngân hàng. Ngân hàng có thể chặn giao dịch chuyển tiền do đối tượng thực hiện không?

Ông Francisco Celio, Giám đốc An ninh thông tin, Ngân hàng OCBC: Điều này là rất khó, vì hầu hết các giao dịch chuyển tiền đều được thực hiện ngay lập tức. Khi khách hàng cung cấp mã bảo mật xác thực giao dịch để kẻ gian thực hiện các giao dịch qua ngân hàng trực tuyến, các giao dịch sẽ được xử lý hoàn tất gần như ngay lập tức. Do đó, việc chặn giao dịch chuyển tiền thường rất khó khăn. Chúng tôi sẽ hỗ trợ khách hàng làm thủ tục tra soát ngay khi được cảnh báo về giao dịch, song khả năng chặn giao dịch và thu lại khoản tiền phụ thuộc vào phản hồi của ngân hàng nhận tiền.

Nếu như ngân hàng không thể ngăn chặn giao dịch lừa đảo, vậy tại sao khuyến cáo tôi phải liên lạc ngay với ngân hàng để được hỗ trợ?

Ông Francisco Celio: Nếu khách hàng phản ánh kịp thời, nhân viên ngân hàng sẽ lập tức hỗ trợ khóa thẻ và khóa truy cập ngân hàng điện tử, ngăn không cho kẻ gian thực hiện thêm các giao dịch khác từ tài khoản và thẻ của khách hang